Giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên

Giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên

Mong muốn phát triển ngành chè thái nguyên trở thành ngành sản xuất chủ đạo của Tình Thái Nguyên, cây chè trở thành nông phẩm chủ yếu. Tỉnh thái nguyên tăng cường các giải pháp phát triển ngành che thai nguyen . Cùng với những chủ chương chính sách cải cách ruộng đấy, nâng cao kĩ thuật, tay nghề, đầu tư trang thiết bị, công nghệ ... Tỉnh thái nguyên quyết tâm phát triển kinh tế chè.

Nhiều hội thảo về chè thái nguyên diễn ra với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của cây chè, cũng như chế biến, sản xuất chè. Với mong muốn đem lại kinh tế cho người trồng và sản xuất chè.

Giải pháp phát triển ngành chè thái nguyên của tỉnh thái nguyên

Giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên của tỉnh

Tại "Hội thảo quốc tế chè thái nguyên , Việt Nam 2013" được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan chè quốc tế lần thứ hai , ông Đặng Viết Thuần, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Thái nguyên hiện có 18.660ha chè, năng suất năm 2012  đạt 117 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 182.000 tấn. Tuy nhiên, việc chế biến chè ở Thái Nguyên vẫn chủ yếu theo phương pháp thủ công, thị trường tiêu thụ chính là nội địa. Lượng chè xuất khẩu ít và giá trị không cao". Vì vậy ông mong muốn trong năm tới tỉnh sẽ triển khai triệt để phương pháp trồng và chế biến chè theo VietGap nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, và lượng chè xuất khẩu ra các nước khác.


Năm 2013 , Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP cho 3 nhóm gồm 13 hộ tại xóm Hồng Thái (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên) với diện tích 5ha; 8 hộ của xóm Làng Chủ (xã Trung Hội, huyện Định Hóa), diện tích 2,7ha; 19 hộ ở xóm Hương Hội (xã Sơn Phú, huyện Định Hóa), diện tích 5ha. Các huyện, xã cần triển khai  mô hình này một cách nghiêm túc để mang lại hiệu quả cao nhất

Tăng cương thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên hiệu quả

Tăng cường thực hiện giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên



Các đại biểu cũng cho rằng, nguyên nhân khiến giá chè của Việt Nam thấp là do ngành chè còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp... Vì vậy, điều kiện tiên quyết của ngành chè Việt Nam là phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu tuyển chọn giống, sản xuất cho tới thu hái, chế biến, đặc biệt là phải thực sự an toàn và sạch. vì thế việc áp dụng các biện pháp khoa học vào chế biến chè thái là một nhu cầu  bức thiết và hết sức chính đáng nếu muốn phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên

Là một người con của tỉnh Thái Nguyên, Tân Cương Xanh mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của ngành chè thái nguyên, chúng tôi với tư cách là một doanh nghiệp sẽ áp dụng nghiêm túc mô hình sản xuất chè thái nguyên mà tỉnh đề xuất.

Bài viết : giải pháp phát triển sản xuất ngành chè thái nguyên

Nguồn  : Tân Cương Xanh