Tìm hiểu thành phần và công dụng của chè Thái Nguyên
- Chuyên mục: Chè Thái Nguyên
- Viết bởi Tân Cương Xanh
-
Tìm hiểu thành phần và công dụng của chè thái nguyên
Trà Thái Nguyên là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thái Nguyên vốn đã quen thuộc với mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến Thái Nguyên người ta sẽ nghĩ ngay đến chè và khi nhắc đến chè là nhớ đến Thái Nguyên.
Như chúng ta đã biết cây chè tạo ra thức uống ngon, có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, cho sắc đẹp và các công dụng khác. Thế nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu trong thành phần hóa học của cây chè có những gì mà mang tới nhiều lợi ích như vậy? Là đơn vị chuyên trồng và sản xuất, phân phối chè nhiều năm uy tín trên thị trường, Tân Cương Xanh mang nhiều tâm huyết gắn bó với cây chè, tìm hiểu, chăm sóc, nâng niu từng cánh chè nên hơn ai hết Tân Cương Xanh hiểu cây chè như chính bản thân mình. Hôm nay Tân Cương Xanh cùng bạn tìm hiểu về thành phần hóa học có trong cây chè khiến cây chè có nhiều tác dụng và có sức hấp dẫn với nhiều ẩm khách đến thế.
Thành phần hóa học của chè được nghiên cứu từ năm 1827. Đến nay người ta phát hiện được trong thành phần của chè có 13 nhóm gồm 120 – 130 hoạt chất khác nhau. Ở đây chúng ta điểm qua các nhóm thành phần chính của cây chè như:
- Nhóm chất đường: Glocoza, fructoza…tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.
- Nhóm axit hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.
- Nhóm tinh dầu: Metyl salixylat, citronellol… Tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
- Nhóm chất vô cơ: Kali, phốt pho, lưu huỳnh, flo, magie, canxi…
- Nhóm sắc tố: chất diệp lục, carotene, santhophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
- Nhóm Vitamin: C, B1, B2, PP,… hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có tác dụng như thuốc bổ.
- Nhóm Glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.
- Nhóm chất mát (tamin): chiếm 15-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…
- Nhóm chất keo (petin) giúp bảo quản trà được lâu vì nó có tính năng khó hút ẩm.
- Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng cho việc chế biến trà rời thành trà bánh)
- Nhóm chất ancal: Cafein, theobromin, theophylin, adenine, guanine,…
- Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
- Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.
Nhờ những thành phần hóa học đặc biệt như vậy nên cây chè có rất nhiều tác dụng như:
- Giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn: Các hợp chất cafein và theanin trong chè có tác dụng giúp não thư giãn, giảm stress, làm cho tinh thần sảng khoái tập trung học tập và làm việc.
- Tốt cho xương và răng: làm chắc răng, bảo vệ men răng, diệt vi khuẩn chống sâu răng, chống loãng xương và viêm khớp mãn tính. Các hợp chất polyphenol của chè là chất chống oxy hóa mạnh.
- Giảm cholesterol và chất béo trong máu: chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với uống trà xanh đều đặn hằng ngày giúp chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol, trà xanh là cách giảm cân hiệu quả an toàn.
- Thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết: giúp tiêu hóa nhanh, kích thích tiết dịch dạ dày, nâng cao hiệu quả của thức ăn và nước uống.
- Giúp cho hô hấp và tim mạch: do có cafein và theophylin, chè xanh được xem là một chất kích thích não, tim và hô hấp, giúp tăng cường sức làm việc của trí óc và cơ, tăng hô hấp và điều hòa nhịp tim.
- Trà xanh giúp diệt khuẩn: bảo vệ các vi khuẩn có ích ở ruột, chống rỗi loạn tiêu hóa, ngăn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, thương hàn.
- Chống chất phóng xạ: các polyphenol trong chè có tác dụng bảo vệ tế bào chống tác hại của tia phóng xạ.
Chè có rất nhiều tác dụng và lợi ích, uống chè đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, trẻ hóa. Chính bởi thế nên người xưa đã nhận ra những giá trị của chè xanh và sử dụng thành thói quen đến tận bây giờ.