Thuộc tính của Trà

Văn hoá uống Chè Thái Nguyên của người Việt đã được hình thành và lưu giữ qua biết bao đời. Trà xanh thưởng thức cùng ngâm thơ , bầu bạn đã từ lâu được gìn giữ ca tụng và được coi là một nét bản sắc độc đái của con người Việt Nam. Trà không chỉ để sử dụng cá nhân , để mời bạn khi đến chơi nhà , mà còn được dùng trong những lúc lễ tết linh đình , đông người tụ hợp, trà khi đó lại là một món gắn kết người với người . Có lẽ vì vậy trà mới mang trong mình tính cộng đồng cao, một thuộc tính quý giá trong văn hóa Dân gian Việt.
Uống nước chè không còn mang ý nghĩa giải khát đơn thuần mà vượt lên trở thành yếu tố để gắn kết mọi người trong sinh hoạt, họp mặt cộng đồng. Trà Dân gian như một chất xúc tác gắn kết cộng đồng, góp phần làm thăng hoa văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp lúc nước. Sẽ tẻ nhạt và trống vắng biết bao nếu vắng bóng nước chè tươi trong những buổi hội hè, giao lưu vừa để trao đổi kinh nghiệm đời sống sản xuất, vừa là thời gian thư giãn sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Tập tục này còn được lưu giữ bảo tồn tới ngày nay ở hầu khắp các làng, thôn Việt. Điển hình là : Hội chè tươi vùng Vĩnh Phúc. Sân Đình là nơi tụ họp của cả làng và không lúc nào thiếu được nồi nước chè tươi. Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các cổng phố Thăng Long, người ta vẫn còn để các cóng chè tươi hoặc lu nước mưa phục vụ miễn phí khách bộ hành. Ứng xử văn minh đầy chất nhân văn này đã được Henri Oger (Pháp) ghi lại trong tập ký họa nổi tiếng với hơn 4000 hình ảnh sinh hoạt của người Việt dưới cái tên Kỹ thuật của người An Nam.
Hình ảnh văn hóa Trà Dân gian hiển hiện rõ nét ở các quán nước làng dưới những gốc đa, gốc gạo cổ thụ và trở thành hình ảnh biểu tượng của làng xóm Việt. Nồi đất ủ chè tươi với dăm chiếc bát sành úp trên chõng tre sẵn sàng phục vụ khách. Nét văn hóa uống chè tươi bằng bát là dấu ấn quý báu còn lưu lại từ thuở sơ khai, từ nền văn hóa trà cổ xưa của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.
Trân trọng và sùng bái trà là thuộc tính khác của văn hóa Trà Việt, chính vì lẽ ấy mà nước chè trở thành một trong những vật linh thiêng không thể thiếu dâng lên bàn thờ gia tiên ngày tết. Ngày giỗ, ngày cúng cơm dâng ông bà đều có lệ dâng trà. Nguồn gốc xa xưa của những tập tục này xuất phát từ quan niệm Chè Thái Nguyên ngon là thủy tổ của vạn vật, lá trà là vật linh thiêng hóa sinh.