Giới thiệu quy trình làm chè thái nguyên chuẩn
- Chuyên mục: Tin tức
- Viết bởi Admin
-
Để tạo ra được những gói chè thơm ngon, mang hương vị riêng của mảnh đất Thái Nguyên, ngoài điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè thì quy trình chế biến chè vô cùng quan trọng quyết định nên hương thơm và chất lượng của chè.
Tìm hiểu quy trình chế biến làm chè thái nguyên sạch
Khi hái chè phải lựa chọn những lá chè ngon được trồng ở vùng Tân Cương, chất đất tốt, giàu dinh dưỡng, người hái chè có những bí quyết riêng, hái chè phải đúng cách " một tôm hai lá, một cá hai chừa " vừa lấy được những phần ngon nhất của búp chè lại vừa tạo điều kiện cho những lứa búp tiếp theo sinh trưởng nhanh, búp bụ và nhiều hơn. Hái chè vào lúc sướng sớm, không nên hái chè vào lúc trời nắng, không phơ chè quá lâu ngoài nắng, cũng không nên để chè quá lâu trong các bao bì nilon, không dùng nước hoa, hay các loại nước tạo hương để xịt lên chè, hay để gần chè, hương thơm của các dung dịch này sẽ làm át đi hương vị tự nhiên của những cách chè.
Khi chế biến chè đặc biệt chú ý: Chè mới hái về không nên chế biến ngay nên để trong bóng mát khoảng 3 đến 3 tiếng rưỡi sau đó mới đem đi chế biến thì chè sẽ ngon hơn, và hương thơm sẽ lưu lại lâu hơn.
Quy trình làm chè thái nguyên chuẩn
Giai đoạn làm héo chè : Chè sau khi hái nếu đem về vò ngay thì chè sẽ dễ bị nát, ảnh hưởng đến chất lượng chè sau này. Do đó phải làm héo chè để lượng nước trong chè bốc đi bớt, lá chè trở nên mềm và dẻo dai hơn, lượng nước giảm đi khiến cho hàm lượng chất khô ở trong chè trở nên đậm đặc hơn. Nhiệt độ làm héo chè cũng phải chú yes , nhiệt độ cao quá thì tốc độ làm héo chè sẽ nhanh những sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt tính ezym trong chè, mùi hương và vị của che thai nguyen sẽ không giữ được, nhiệt độ làm héo phù hợp thường là 450 độ C
Giai đoạn vò chè : Có 2 phương pháp vò chè đó là thủ công và vò chè cơ giới giúp làm cho các cách chè xoăn kết đẹp với nhau lưu hương lâu hơn:
Giai đoạn vò chè và yêu cầu kỹ thuật của phòng vò chè : nhiệt độ trong phòng vò chè ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chè, nhiệt độ thích hơp thường là 240 độ
Giai đoạn lên men chè vò : Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất chè với mục đích biến đổi sinh hoát, chủ yếu là oxy hóa các vitamin dưới tác dụng của men để tạo ra màu sắc và hương vị của chè khi pha.
Giai đoạn sấy chè lên men: khi chè đã được lên men đúng mức thì cần phải đình chỉ hoạt động của các enzym để đảm bảo sản lượng cho chè ở mức tốt nhất, thông thường sử dụng nhiệt độ cao sấy để cho cánh chè kép xoăn lại, giảm độ ẩm cho chè và làm bay hơi đi những mùi hăng xanh và lộ rõ hương vị của chè
Giai đoạn phân loại chè và đóng gói: chè sau khi được sấy lên men thì sẽ được sàng lọc phân loại và đóng gói.
Để tạo ra được những gói chè ngon phải có một quy trình sản xuất và chế biến chè vô cùng tỉ mỉ, từng công đoạn được làm cẩn thận mới tạo nên được hương vị chè thơm ngon chính hãng đến vậy