5 điều cần biết về các loại trà

Trà Thái Nguyên là một trong những loại trà nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của vùng Thái Nguyên nói riêng.Dù chúng đã khá đỗi quen thuộc với con người hiện nay,có lợi ích không nhỏ tới sức khỏe mỗi con người.Đối với những người sành trà chắc chắn sẽ biết rõ về trà,các loại trà cũng như hương vị của từng loại trà.Thế nhưng những người mới biết về trà chắc hẳn còn chưa có nhiều kiến thức cũng như hiểu biết về trà.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 điều cần lưu ý khi tìm hiểu về bất cứ một loại trà nào nhé.
Các Thành Phần Hoá Học Của Trà Và Công Dụng :
– Amino acids: đây là hợp chất hữu cơ kết hợp với nhau để tạo thành protein hay đạm. Mỗi loại sinh vật có Amino Acids khác nhau, đối với trà thì có nhiều nhất là Theanine. Một điều đặc biệt nữa là vị Umami mà người Nhật đã phát hiện ra, chính Theanine là hợp chất tạo nên vị ngon trong mỗi loại trà. Ngoài ra, Theanine lý giải cho hiện tượng “trà khí” – khi chúng ta uống trà vào thì thấy đầu óc tỉnh táo và cơ thể có thêm năng lượng. Đối với những cây trà càng nhiều tuổi, trồng ở nơi có phong thuỷ tốt thì sẽ hấp thụ tinh khí của đất trời càng nhiều và lá trà sẽ có nhiều khí.
– Polyphenols: Đây là nguyên nhân chính tạo ra vị chát của trà, cũng là hợp chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ khi uống trà. Trong lá trà tươi chứa đến 40% Polyphenol, hàm lượng này sẽ còn giữ được cho đến khi chúng ta pha trà. Phần trăm Polyphenol ở búp trà và lá non sẽ nhiều hơn ở những lá giá nằm ở phía dưới.—Enzyme: Enzyme hay còn gọi là men. Đây là chất xúc tác sinh học giúp làm tăng cường độ hoá ứng hoá học. Trong trà có nhiều loại enzyme khác nhau, đặc biệt là enzyme hoá nâu.
– Caffeine: caffeine bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là nhiệt độ nước và cách ngâm. Vì vậy nhiệt độ nước càng cao và thời gian ngâm trà càng lâu thì trà càng đắng. Hiện nay, nhiều người áp dụng nhiệt độ pha trà và điều chỉnh thời gian ngâm theo từng loại trà để kiểm soát vị đắng của chúng.
Các Bước Chế Biến Trà:
Bước 1: Hái – người thu hoạch sẽ hái búp, lá.
Bước 2: Làm héo – làm héo và làm mềm lá trà.
Bước 3: Vò – Làm vỡ các tế bào và tạo hình cho lá khi thành phẩm.
Bước 4: Oxy hoá.
Bước 5: Sấy.
Nước Pha Trà:
Nước tốt để pha trà là giúp trà tôn lên hương thơm nhiều nhất,giữ được đúng hương vị của trà nên sử dụng nước tinh khiết,tránh sử dụng ngước giếng khoan hay nước mưa đầu mùa khiến nước trà sẽ mất màu xanh tự nhiên.
Tráng Trà trước khi pha:
Mục đích của việc tráng trà là để phát triển hương vị của chúng. Lá trà tươi khi chế biến có thể trộn lẫn một số tạp chất, bụi, cặn trà… Do đó, tráng trà (rửa trà) trước khi pha có thể loại bỏ hiệu quả các tạp chất trên
Bảo Quản Trà :
Nếu không được bảo quản đúng cách, các loại Chè Thái Nguyên sẽ dễ bị hư hỏng, màu sắc lá trà thay đổi, biến vị và trà có thể bị nấm mốc. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình bảo quản trà? Đó là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, oxy, vi sinh vật, ô nhiễm mùi.