Tin tức

 

Tin tức

Cách bảo quản trà Thái Nguyên

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh
Không để trà tiếp xúc với ánh sáng, hơi nóng và không khí
Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi bảo quản Chè Thái Nguyên hay bất kỳ loại trà nào khác. Bởi trà nếu tiếp xúc với ánh sáng, hơi nóng và không khí sẽ dễ mất đi màu sắc, hương vị và các tác dụng với sức khỏe. Do đó, khi bảo quản cần để tránh xa những vị trí có tiếp xúc với các yếu tố này. Ngoài ra, đặt trà ở nơi khô ráo, mát mẻ là tốt nhất.
Đồng thời, khi bảo quản các bạn nên đựng trong các loại lọ bằng thủy tinh có màu đục. Đơn giản vì ánh sáng chứa nhiều tia tử ngoại nên sẽ làm mất đi mùi vị của trà. Do đó, nếu bạn đựng trà trong lọ thủy tinh trong suốt dễ làm ảnh hưởng tới chất lượng trà.
 
Nhiều gia đình theo thói quen sẽ đựng trà trong các lọ bằng giấy carton hoăc mua các loại lọ của những công ty thương hiệu lớn. Nhưng thực tế, không phải cứ lọ đắt tiền và đẹp mắt thì bảo quản trà sẽ tốt. Bởi, giấy carton với tính hút ẩm cực lớn nên nếu bảo quản trà trong đó lọ sẽ hút hết hương trà. Vì vậy, chỉ sau khi mở trà ra thì hương vị vốn có của trà sẽ không còn nữa.
 
Đựng trà vào hộp thủy tinh đục, gốm hoặc sứ là tốt nhất
Bảo quản Chè Thái Nguyên ngon cần phải cẩn thận, tránh cho trà bị oxy hóa và làm giảm độ ngon của trà. Thực tế, trà rất dễ hút ẩm và hút mùi nên khi bảo quản nên đựng trong các hũ thủy tinh đục, gốm hoặc sứ không mùi. Bởi trà nếu đựng trong các hũ có mùi lâu sẽ bám mùi sản phẩm khác trong quá trình sử dụng.
 
 

Những thời điểm phụ nữ không nên uống chè Thái Nguyên

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh

Từ lâu, chè Thái Nguyên đã trở thành một loại thức uống quen thuộc không chỉ của đấng mày râu mà các chị em cũng rất yêu thích bởi hương vị thơm ngon cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe và nhan sắc phụ nữ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào uống chè Thái Nguyên cũng tốt, nếu uống không hợp lý có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây, Tân Cương Xanh xin giới thiệu những thời điểm phụ nữ không nên uống chè Thái Nguyên để chị em cùng tìm hiểu nhé.

-      Trong chu kì kinh nguyệt

Trong chu kì kinh nguyệt, cơ thể tiêu thụ rất nhiều sắt, vì vậy phụ nữ nên bổ sung rau quả và trái cây giàu chất sắt trong thời kì kinh nguyệt, ví dụ như nho, rau bina, táo... Nếu trong thời gian này, chị em uống chè sau bữa ăn thì tới 50% lượng acid tanic trong lá chè sẽ cản trở niêm mạc ruột hấp thụ sắt và sau đó làm giảm mức độ sắt được hấp thụ vào cơ thể khiến cơ thể thiếu sắt.

-      Thời kì mang thai

Hàm lượng caffeine trong chè tương đối cao nên khi chị em mang bầu mà uống chè sẽ làm tăng lượng nước tiểu, tăng nhịp tim và tần suất đi tiểu, dẫn tới tăng áp lực lên tim và thận.

Caffeine trong chè có khả năng gây mất ngủ nếu phụ nữ mang thai uống quá nhiều chè, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở.

-      Cho con bú

Nếu phụ nữ uống quá nhiều chè trong giai đoạn này, nồng độ acid tanic cao có trong chè sẽ được hấp thụ qua niêm mạc và tiếp tục lưu thông qua máu, tác động đến tuyến vú, gây hạn chế sữa và có thể gây tắc sữa.

Khi mẹ uống chè Thái Nguyên ngon, chất caffeine có thể thấm vào sữa và tác động gián tiếp đến em bé, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

-       

Thời kì mãn kinh

Phụ nữ trải qua thời kì mãn kinh đôi khi có hiện tượng tim đập mạnh, tính khí thất thường, chất lượng giấc ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, nếu uống chè có thể làm các triệu trứng trên trầm trọng hơn.

Trên đây là các thời điểm không được khuyến khích khi chị em uống chè. Các chị em hãy cân nhắc và hạn chế thói quen của mình nhé.

 

 

Thuộc tính của Trà

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh
Văn hoá uống Chè Thái Nguyên của người Việt đã được hình thành và lưu giữ qua biết bao đời. Trà xanh thưởng thức cùng ngâm thơ , bầu bạn đã từ lâu được gìn giữ ca tụng và được coi là một nét bản sắc độc đái của con người Việt Nam. Trà không chỉ để sử dụng cá nhân , để mời bạn khi đến chơi nhà , mà còn được dùng trong những lúc lễ tết linh đình , đông người tụ hợp, trà khi đó lại là một món gắn kết người với người . Có lẽ vì vậy trà mới mang trong mình tính cộng đồng cao, một thuộc tính quý giá trong văn hóa Dân gian Việt.
Uống nước chè không còn mang ý nghĩa giải khát đơn thuần mà vượt lên trở thành yếu tố để gắn kết mọi người trong sinh hoạt, họp mặt cộng đồng. Trà Dân gian như một chất xúc tác gắn kết cộng đồng, góp phần làm thăng hoa văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp lúc nước. Sẽ tẻ nhạt và trống vắng biết bao nếu vắng bóng nước chè tươi trong những buổi hội hè, giao lưu vừa để trao đổi kinh nghiệm đời sống sản xuất, vừa là thời gian thư giãn sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Tập tục này còn được lưu giữ bảo tồn tới ngày nay ở hầu khắp các làng, thôn Việt. Điển hình là : Hội chè tươi vùng Vĩnh Phúc. Sân Đình là nơi tụ họp của cả làng và không lúc nào thiếu được nồi nước chè tươi. Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các cổng phố Thăng Long, người ta vẫn còn để các cóng chè tươi hoặc lu nước mưa phục vụ miễn phí khách bộ hành. Ứng xử văn minh đầy chất nhân văn này đã được Henri Oger (Pháp) ghi lại trong tập ký họa nổi tiếng với hơn 4000 hình ảnh sinh hoạt của người Việt dưới cái tên Kỹ thuật của người An Nam.
Hình ảnh văn hóa Trà Dân gian hiển hiện rõ nét ở các quán nước làng dưới những gốc đa, gốc gạo cổ thụ và trở thành hình ảnh biểu tượng của làng xóm Việt. Nồi đất ủ chè tươi với dăm chiếc bát sành úp trên chõng tre sẵn sàng phục vụ khách. Nét văn hóa uống chè tươi bằng bát là dấu ấn quý báu còn lưu lại từ thuở sơ khai, từ nền văn hóa trà cổ xưa của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.
Trân trọng và sùng bái trà là thuộc tính khác của văn hóa Trà Việt, chính vì lẽ ấy mà nước chè trở thành một trong những vật linh thiêng không thể thiếu dâng lên bàn thờ gia tiên ngày tết. Ngày giỗ, ngày cúng cơm dâng ông bà đều có lệ dâng trà. Nguồn gốc xa xưa của những tập tục này xuất phát từ quan niệm Chè Thái Nguyên ngon là thủy tổ của vạn vật, lá trà là vật linh thiêng hóa sinh.
 
 
 
 

Trà Thái Nguyên – hương vị của quê hương Việt Nam.

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh
Bất cứ ai nếu đã từng được thưởng thức trà Thái Nguyên thật khó có thể quên được hương vị đậm đà, ngọt hậu, mùi cốm non lan tỏa từ chén trà Tân Cương Thái Nguyên trứ danh đệ nhất danh trà.
Chẳng biết từ bao giờ trà Thái Nguyên được coi là một nét văn hóa nổi bật trong cách uống của con người Việt Nam. Mặc dù Thái Nguyên không phải là đất tổ của trà, nhưng với những đặc ân mà thiên nhiên ban tặng, trà của nơi đây mang một hương vị độc đáo, xứng danh đệ nhất danh trà của Việt Nam. Không chỉ có các cụ già, các bậc trung niên thích uống trà mà nhâm nhi chén trà cũng đang trở thành một thú thưởng len lỏi vào lối sống của những người trẻ ngày nay.
Xuyên suốt lịch sử hàng trăm năm qua, uống trà đã trở thành một thói quen thường nhật của người Việt, dù ngày nay có vô vàn thức uống để con người lựa chọn như bia, rượu, nước ngọt, nước hoa quả… nhưng trà vẫn là một thức uống đặc trưng riêng, một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt.
Ở Việt Nam không khó để bắt gặp hình ảnh các bậc cao niên ngồi hàn huyên, đàm đạo chuyện đời, chuyện người bên ấm trà nóng hổi. Còn thứ gì hơn một chén trà buổi sáng, trưa, chiều, tối của những người đàn ông đã đi qua hơn nửa cuộc đời bên những người bạn tri kỷ,
Không chỉ là một thú vui tao nhã của các ông, các bậc cha chú, mà ngày nay, nhâm nhi chén trà ấm đã len lỏi vào giới trẻ. Không phải trà đạo, không phải những quán trà sữa đình đám, mà là những chén trà mạn bình dị, một thú thưởng đầy thú vị. Nhiều bạn trẻ tìm đến chén trà ấm bởi thứ cảm giác dễ chịu, nghiền cái đắng mà vị ngọt thì lại rất sâu, lưu lại rất lâu nơi cuống họng.
Không chỉ đơn giản là một thức uống bình dị, Chè Thái Nguyên còn được sử dụng như một món quà vô cùng ấm áp mà lại thanh tao, sang trọng mà người Việt bẫn dành tặng nhau, biếu ông bà cha mẹ, những người bạn, những người tri kỷ. Dù không mang giá trị vật chất lớn lao, không cầu kỳ xa hoa nhưng tặng trà luôn được lòng cả người tặng và người nhận. Bởi trà là món quà thể hiện được sự ấm áp, chân thật của tình người, sự quan tâm rất đỗi bình dị mà con người với con người dành tặng cho nhau.
Uống trà là một nét văn hóa ẩm thực lâu đời của người Việt. Không cần cầu kỳ, cách thưởng thức trà của người Việt cũng giản dị mà thanh tao như bản sắc của dân tộc, của con người Việt Nam.
Dẫu là giản đơn nhưng để pha được một ấm trà thật ngon, chuẩn vị không phải ai cũng làm được. Phải biết trà ngon, phải hiểu về trà. Không phải vô cớ mà nói rằng, muốn thưởng trà chuẩn phải thưởng trà Tân Cương Thái Nguyên. Bởi Thái Nguyên là vùng đất dường như sinh ra để nuôi dưỡng những cây chè, có thể tạo ra những sản phẩm mang hương vị rất riêng mà không có một vùng đất nào có được. Chè xanh Thái Nguyên không chỉ đơn thuần chinh phục được người thưởng thức bởi hương cốm non nồng nàn, bởi màu nước xanh trong, hay cái dư vị tiền chát hậu ngọt thanh tao, quyến rũ. Ấm trà của người dân Bắc Thái không chỉ là những gì cảm nhận bằng ngũ quan mà ẩn chứa trong chén trà sóng sánh ấy chứa đựng những điều rất sâu sắc và cảm động. Ở vùng đất Thái Nguyên từ bao đời nay người dân dắn bó cuộc đời mình với cây chè, nhà nào cũng có một vài luống chè nhỏ. Người dân chăm chút, thu hái, phơi, sao, nâng niu từng búp chè theo ách mà cha ông đã từng làm với ước nguyện mang trọn vẹn hương sắc của đệ nhất danh trà đi muôn nơi, mang ra ngoài thế giới và trường tồn với thời gian.
 

CÁCH PHA TRÀ CHUẨN BẠN ĐÃ THỬ CHƯA

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh
Bước 1: “Nước pha Chè Thái Nguyên” phải được đựng trong một bình thủy để giữ nước ở khoảng 80-90 độ C. Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà và nhất là các loại trà như trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà. Lý do trông không đẹp mắt, có thế mất đi hương vị đặc trưng của trà
Bước 2: “Làm ấm dụng cụ”, Ấm pha trà và chén trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.
 
Cho trà vào ấm pha trà: Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thường tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người nghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!
Bước 3: “Pha trà” Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :
 
Lần thứ nhất: Được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.
Lần thứ hai: Pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay.
Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà…
Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Có thể cho nước trực tiếp từ bình thủy vào ấm Trà Thái Nguyên, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C.
 
 
 

Trà Thái Nguyên với con người trên đất Việt

  • Chuyên mục: Tin tức
  • Viết bởi Tân Cương Xanh
Không phải bất cứ đặc sản của vùng nào cũng được coi là đặc sản đặc trưng của cả đất nước, phải là một thứ gì đó rất khác biệt, thật sự đặc biệt mới có thể trở thành, và trà Thái Nguyên là thứ đặc biệt đó.
Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè của vùng Tân Cương có mùi thơm cốm non, màu sắc nước vàng óng, vị trà có vị tiền chát hậu ngọt đặc trưng. Để có được chè ngon cũng không phải việc đơn giản. Người dân vùng chè Tân Cương Thái Nguyên đã từng bước chăm bón tỉ mỉ, tuân theo tiêu chuẩn VIETGAP (là hình thức sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học) để cây chè được phát triển một cách tốt nhất và cho ra loại chè ngon nổi tiếng như bây giờ.
Cây chè được chăn sóc là vậy nhưng không phải bất kỳ nơi nào chăm sóc tốt cũng có được những sản phẩm chè ngon như chè Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè Tân Cương. Nguồn gốc của cây chè không phải từ Thái Nguyên mà từ nơi khác mang tới, thế nhưng khi được trồng ở đây, cây chè lại hoàn toàn phù hợp với chất đất cũng như khí trời Thái Nguyên. Đất trồng chè được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, phù sa cổ, đá cát… có độ pH phổ biến từ 5,5 – dưới 7,0, thuộc loại đất hơi chua. Không có cơ sở khoa học nào giải thích cho việc cây chè phù hợp với loại đất thế này nhưng với kinh nghiệm của những người trồng chè cũng như những người thưởng thức chè thì cây chè Thái Nguyên đã hội tụ tất cả các yếu tố tốt nhất từ hương trời, vị đất đến bàn tay chăm sóc của con người Thái Nguyên và cho ra thứ đặc sản chè Thái Nguyên ngon đến thế.
Thưởng thức chè Thái Nguyên:
Để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của chè Thái Nguyên thì không thể vội vàng mà phải chậm rãi thưởng thức từ mùi hương, đến sắc nước rồi đến vị của chè. Đầu tiên sẽ là thưởng hương, hương cốm non của chè Thái Nguyên sẽ không khó để nhận ra, đặc biệt là người sành chè. Điều này thật đặc biệt bởi cốm cũng là một đặc sản dân dã của Việt Nam, trong chè có hương cốm tức là những gì dân dã nhất, những gì đặc sắc nhất trong văn hóa người Việt đã tồn tại trong chén chè Thái Nguyên.
Thưởng sắc nước thì phải thưởng thức bằng chén gốm sứ mới có thể thấy rõ được sắc nước vàng óng của chè Thái Nguyên. Đặc biệt nhất chắc chắn phải nói đến thưởng thức vị chè. Như đã nói ở trên, chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ, hậu, vị ngọt đặc trưng của chè. Thưởng thức chè cùng bạn hiền và hàn huyên câu chuyện thì còn gì bằng.
 

Giỏ hàng của bạn

 x 
Giỏ hàng trống

Hỗ trợ trực tuyến

Trang web hiện có:
26 guests & 0 thành viên trực tuyến

Bạn đã like chưa?

 

 HỆ THỐNG SHOWROOM

Showroom Tân Cương Xanh tại Hà Nội
  • Cửa Hàng 1  : 42 Tây Sơn - Đống Đa - Hà nội
  • Cửa Hàng 2  : Số 10 Ngõ 31/18 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy
  • Cửa Hàng 3  : 62 Nguyễn Khuyến - Đống Đa - Hà Nội
  • Cửa Hàng 4  : 32A Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hn ( Ngã 3 Hàng Cháo - Đối Diện Văn Miếu Quốc Tử Giám )
  • Cửa Hàng 5  : 52 Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy - Hà Nội ( Ngã 3 Cầu Giấy - Nguyễn Văn Huyên )
  • Cửa Hàng 6  : 27 Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Cửa Hàng 7  : 74 Chiến Thắng, Hà Đông , Hà Nội
  • Cửa Hàng 8  : 125 Thụy Khuê , Tây Hồ ,Hà Nội
  • Cửa Hàng 9 : 203 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
  • Cửa Hàng 10 : 20 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Hotline Tân Cương Xanh : 0983 412 602 - 0912 74 1357
Showroom Tân Cương Xanh tại Đà Nẵng
  • Cửa Hàng 11  : 262 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, Đà Nẵng
    Hotline: 02363 863 866 - 0836 968 368
Showroom Tân Cương Xanh tại Hồ Chí Minh
  • Cửa Hàng 12  : A75/6D/6 Đường Bạch Đằng , Phường 2 , Quận Tân Bình,TP Hồ Chí Minh
  • Cửa Hàng 13  : 288A3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,Phường 8 , Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Cửa Hàng 14  : 575 Hoàng Văn Thụ,P4,Quận Tân Bình,TPHCM ( Đối Diện Triển Lãm Tân Bình )
    Hotline TPHCM : 02838 111 866 - 0911 620 868
Showroom Tân Cương Xanh tại Thái Nguyên
  • Cửa Hàng 15  : 1224 Trần Hưng Đạo ,TP Sông Công,TN
  • Cửa Hàng 16 : 805 Trần Hưng Đạo ,TP Sông Công,TN
  • Nhà Máy 1.2Ha : Hồng Thái 2, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên ( Đối Diện Không Gian Văn Hóa Chè Tân Cương )
    Hotline Tân Cương Xanh - Thái Nguyên : 0208 370 8998

 

Top of Page